IoT

Cài Raspberry IoT Server bằng Docker với Dropbox backup, Influx, Grafana… có khó không (P1)

Một trong những thú vui của các DIYer đó là tạo một local server bằng Raspberry Pi từ đó có thể thu thập thông tin từ các cảm biến cũng như điều khiển các thiết bị điện trong nhà từ công tắc đèn cho đến điều hòa nhiệt độ, những ai quan tâm đến nghiên cứu trồng trọt có thể thiết lập một hệ thống giám sát các điều kiện môi trường từ nhiệt độ, độ ẩm đến cường độ ánh sáng, UV, nồng độ pH trong hệ thống thủy canh… từ đó thiết lập một hệ thống tưới tiêu tự động, để kể hết các ứng dụng IoT thì thật sự là không thể kể hết.

Hôm nay Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt một IoT server với Raspberry Pi để các bạn có thể bắt đầu khám phá thế giới IoT nhé.

Sau đây là những gì các bạn có thể làm được sau khi kết thúc bài viết:

  1. Cài đặt hệ điều hành Raspbian Buster lite (bản không có desktop để tiết kiệm tài nguyên bộ nhớ) và cách enable ssh server nhanh chóng
  2. Cài đặt Docker và các container open source hổ trợ cho một hệ thống IoT
  3. Thiết lập VPN connection để có thể kết nối đến các thiết bị trong nhà và giám sát các thiết bị từ xa một cách an toàn và bảo mật

1. Cài đặt Raspbian Buster Lite:

Download image tại đây: https://www.raspberrypi.org/downloads/raspbian/

Nếu bạn muốn cắm màn hình và phím chuột vào để xài Raspberry Pi thì có thể tải bản có desktop, ở đây mình chỉ cài bản lite (tức là chỉ có những phần quan trọng thiết yếu để chạy hệ điều hành chứ không bao gồm những phần mềm không cần thiết để tiếc kiệm tài nguyên của Raspberry Pi).

Sau đó có thể sử dụng phần mềm Rufus (https://rufus.ie/) hoặc phần mềm flash image bất kỳ nào hổ trợ flash file img lên thẻ nhớ

Sau khi flash xong, bạn tạo một file có tên “ssh” vào thư mục gốc của thẻ nhớ để enable SSH server. Từ bước này bạn có thể cắm thẻ nhớ vào Raspberry và nguồn để chạy.

Sau khi cắm cắm cáp ethernet vào cho Raspberry bạn có thể kiểm tra địa chỉ mạng của Raspberry là gì bằng app Fing hoặc vào router admin UI. Sau đó có thể ssh đến Raspberry bằng lệnh sau:

ssh pi@<địa chỉ mạng của Raspberry>
password: raspberry

Từ đây bạn có thể tiếp tục tiến hành cài đặt các app cho Raspberry Pi IoT server của bạn được rồi đấy. Hãy xem tiếp ở phần 2 nhé.